Gieo ý thức gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận

——————————

Bài 4: Tìm hiểu khách hàng – Giả thuyết về sản phẩm

Bài trước chúng ta đã khám phá các ý tưởng kinh doanh (Giải pháp cho vấn đề của khách hàng gặp phải) mà một nhà sáng lập nảy sinh theo những cách khác nhau. và bây giờ chúng ta tiếp tục đưa ra các giả thuyết về sản phẩm để giải quyết vấn đề của khách hàng.

Trước khi bàn về giả thuyết về sản phẩm chúng ta sẽ nói một chút về xây dựng đội nhóm, việc này thật sự là quan trọng cho các giai đoạn sau này.

1. Xây dựng đội nhóm

Vì sao chúng ta cần xây dựng đội nhóm ngay ban đầu? Vì một điều đơn giản là không có ai có tất cả các kỹ năng mà một doanh nghiệp cần. Nhìn lại giai đoạn 1 trong bước tìm hiểu khách hàng.

Các giả thuyết trong giai đoạn tìm hiểu khách hàng

Chỉ nhìn vào giai đoạn này chúng ta phải cần những người như sau: Người có kỹ năng về sản phẩm, người có kỹ năng về bán hàng, người có kỹ năng về marketing,…

Ở tại một startup mà bản thân tôi đã từng tham gia ngay từ đầu, nhóm của chúng tôi gồm: một anh founder, một người làm sản phẩm/công nghệ, một người tài chính, một người làm quy trình, một người tư vấn về marketing, một người tư vấn về bán hàng.

Để kết thúc chủ đề xây dựng đội (nhóm) trong giai đoạn đầu, chúng tôi xin liệt kê danh sách các kỹ năng nên có khi một startup bắt đầu hình thành

Các kỹ năng của nhóm cần xây dựng lúc ban đầu

Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu sâu hơn về thiết kế đội nhóm, có thể tham khảo thêm từ cuốn sách “Testing Business Ideas”

2. Giả thuyết về sản phẩm

Nhóm Phát triển Sản phẩm đưa ra phần lớn bảng tóm lược sản phẩm. Những người có tầm nhìn kỹ thuật tham gia vào thực hiện công việc trên giấy tờ. Việc viết các giả thuyết sản phẩm ra giấy và biến chúng thành một tóm lược sản phẩm là cần thiết để nhóm Phát triển Khách hàng bắt đầu công việc của mình. Với các sản phẩm là công nghệ thông tin chúng ta rất dễ dàng làm việc này bằng các công cụ vẽ wireframe, prototype (Balsamiq, Figma).

Tóm lược về sản phẩm thường có 6 lĩnh vực dưới đây.

  • Các đặc tính sản phẩm
  • Các lợi ích của sản phẩm
  • Sở hữu trí tuệ
  • Phân tích quan hệ phụ thuộc
  • Kế hoạch giao sản phẩm
  • Tổng chi phí quyền sở hữu/tiếp nhận

1. Các đặc tính về sản phẩm

Danh sách các đặc tính sản phẩm là tài liệu ngắn gọn khoảng 1 trang nêu ra tối đa 10 các tính năng hàng đầu của sản phẩm. Thử thách lớn nhất sẽ là quyết định đặc tính nào sẽ được chọn và theo thứ tự ra sao. Chúng ta sẽ trình bày cách ưu tiên hóa các đặc tính trong chuyến tung hàng đầu tiên sau.

2. Các lợi ích của sản phẩm

Danh mục lợi ích mô tả cô đọng những lợi ích sản phẩm sẽ mang lại cho khách hàng (Những đặc tính mới? Tốt hơn? Nhanh hơn? Rẻ hơn?).

Minh họa cho ý 1 & 2:

Trở lại “Tình huống 3: Câu chuyện của một người mua nhà” chúng ta có thể có danh sách đặc tính của sản phẩm cũng như các lợi ích của chúng như sau

Đặc tính sản phẩm và lợi ích của sản phẩm

3. Sở hữu trí tuệ

Nhóm Sản phẩm đưa ra một tóm tắt chính xác về các giả định và câu hỏi về sở hữu trí tuệ (IP – Intellectual Property). Chúng ta có tạo ra thứ gì độc đáo không? Sở hữu trí tuệ có được công nhận hay không? Có những bí mật thương mại nào mà cần bảo vệ? Chúng ta đã kiểm tra xem liệu chúng ta có xâm phạm bằng sáng chế của người khác không? Chúng ta có cần sự cấp phép cho bằng sáng chế của những người khác không?

4. Phân tích tính phụ thuộc

Để chúng ta có thể thành công (có nghĩa là, để bán được thật nhiều sản phẩm), thì đây là điều phải xảy ra mà không nằm trong quyền kiểm soát của chúng ta”. Những thứ vượt tầm kiểm soát của công ty có thể bao gồm hạ tầng công nghệ khác cần phải xuất hiện (tất cả điện thoại cầm tay đều có thể dùng web, sợi cáp quang có mặt ở mọi nhà, ô tô điện được bán nhiều, các thay đổi về lối sống hoặc hành vi mua sắm của khách hàng, luật mới, thay đổi về điều kiện kinh tế, v.v.)

Minh Họa:

Grab chỉ chó thể thành công khi Google Map mãi tồn tại.

Một bài học kinh điển khác là sự sụp đổ của Yeah1 khi Youtube ngừng hợp tác với họ. Các bạn có thể lên Google để tìm kiếm nguyên nhân mà Yeah1 sụp đổ chỉ trong vòng một đêm.

5. Kế hoạch giao sản phẩm

Nhóm Phát triển Sản phẩm phải đưa ra thời điểm chuyển giao hàng đầu tiên cho khách hàng, kế hoạch giao hàng và những đặc tính của các sản phẩm cho những lần kế tiếp (Product road map). Việc này phục vụ các mục đích sau đây.

– Vì việc hoàn thành sản phẩm thực sự là rất mất thời gian, nhóm Phát triển Khách hàng sẽ ra ngoài cố gắng thuyết phục một nhóm nhỏ các khách hàng ban đầu mua dựa vào những mô phỏng tiêu chí sản phẩm thay vì sản phẩm thực tế. Muốn làm vậy, chúng ta sẽ phải phác thảo một bức tranh về sản phẩm hoàn thiện của chúng ta cho khách hàng xem. Đó là vì thật ra những khách hàng này đã quyết định mua tầm nhìn của chúng ta (thường cái này sẽ ứng dụng nhiều cho B2B)

– Kế hoạch giao sản phẩm sẽ giúp cho các bộ phận khác như Marketing, Sale cùng phối hợp nhịp nhàng.

– Là một phần trong kế hoạch huy động vốn sau này.

6. Tổng chi phí về quyền sở hữu tiếp nhận

Dự đoán tổng chi phí khách hàng mua và sử dụng sản phẩm của bạn.

Đối với các sản phẩm cho doanh nghiệp, khách hàng có cần mua một cái máy tính mới để chạy phần mềm của bạn không? Họ có cần tập huấn để có thể sử dụng sản phẩm của bạn không? Có những thay đổi về tổ chức hay thực tế nào khác cần xảy ra? Chi phí triển khai cho toàn công ty sẽ là bao nhiêu?

Đối với các sản phẩm tiêu dùng, nó đo lường chi phí “tiếp nhận” sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của họ. Khách hàng có cần phải thay đổi lối sống? Họ có cần thay đổi phần nào trong hành vi mua hoặc sử dụng hay không? Họ có cần vứt bỏ hoặc loại trừ thứ gì họ đang dùng hôm nay chăng? Trong khi nhóm Phát triển Khách hàng lập dự toán này, đội Phát triển Sản phẩm cần cung cấp phản hồi liệu các dự toán đó có thực tế hay không.

3. Đúc kết

Trên đây là 6 giả thuyết về sản phẩm, bài tiếp theo chúng ta sẽ đi vào giả thuyết về kênh phân phối và giá cả.

Tìm hiểu thêm

Market Size

Huy động vốn

BÀI TIẾP THEO

Bài 5: Tìm hiểu khách hàng – Giả thuyết về kênh phân phối và giá cả

DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT TRƯỚC

Bài 0: Khung phân tích chung

Bài 1: Mối liên hệ giữa mô hình phát triển khách hàng và phát triển sản phẩm

Bài 2: Tìm hiểu khách hàng – triết lý tìm hiểu khách hàng

Bài 3: Tìm hiểu khách hàng – Giả thuyết khách hàng và vấn đề

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Testing Business Ideas


bởi

Tags:

Bình luận

Trả lời